Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Kỷ Niệm Một Thời LưuĐày

Anh với tôi cùng là trai nước Việt
Cùng sinh nhằm thời buổi loạn ly
Tết Mậu Thân ( 68 ) súng đạn nổ vang rền
VC công kích khắp đều nơi thành thị
Lệnh động viên liền tiếp được ban hành
Hết hoản dich mình phải cùng đăng lính
Né “ Bộ binh ngại “bùn lầy lao lách”
Anh với tôi cùng tìm hướng đầu quân
Pilot trực thăng,kỷ thuật không phi hành
Mộng Hải hồ mình cùng hướng Hải quân
Đơn đầu quân tại số 2 đường Thi Sách
Bệnh xá Bạch Đằng ta cùng khám đầu quân


***
Anh với tôi cùng nhập trại Bặch Đằng ( 2 )
Quản nội trưởng Thinh, Đại úy Nghiệp “ xếp xồng “
Thêm Ch/úy Rượi,sĩ quan liên lạc
Cơm lính nhà bàn,cùng nhận quân trang
Cùng tập hợp điểm danh nhận phép
Cùng “đi bờ “ chờ đợi ngày nhập khóa

***
Rồi …
Cùng ngồi xe thẳng tiến trại Quang Trung
Suốt 3 tháng quân trường căn bản đó
Gốc bả đậu …mỏ neo lưu kỷ niệm
Túc đạn đồng mình cùng xếp mỏ neo
Đêm ứng chiến nơi Đài phát tuyến
Ngày di hành ra bãi tập đó đây
Trần bình Trọng,Gia Long,Quang Trung
Nguyễn Huệ
Mức khởi đầu của kiếp lính LưuĐày


***
Cùng từ chối thụt “Apollo”,cùng chà láng be bờ
Mỗi sáng sớm mùi khai hăng tận mũi
Cùng nhuể nhoại mồ hôi nơi bãi tập
Cùng những đêm phạt dã chiến nhoài người
Cùng đi bờ cùng dạo phố “Bonna”
Cùng chờ nghe có tên người thăm viếng
Cùng mồ côi thầm lặng mỗi cuối tuần
Cùng mãn khóa Quang Trung về nghỉ phép


***
Anh với tôi cùng chung một phần số
Chẳng đặng đừng vì thời thế loạn ly
Sắp mãn khóa mình trông chờ nhập khóa
Nơi quân trường Huấn luyện Nha Trang
Đùng”một cái xe đỗ về Thủ Đức
Vũ Đình Trường đồi Tăng Nhơn Phú đây rồi !
Kìa huynh trưởng “dàn chào”sẳn đón
Nhưng …
Hải Quân LưuĐày còn ngán chi ai
Vai quân trang thành hàng về Đại đội
43,44,45…giường trống sẳn chờ
Bốn trung đội từng “em “vào vị thế
Giường tủ sẳn sàng tự tiện quét lau
Yên chí lớn cho ngày đầu nhập khóa
Mền,”drap”,gối thẳng nếp ngay hàng
Giày đánh láng ước chừng gương soi bóng
Ôi ! Mọi thứ đều như gấp rút
Phải nhanh tay, nhanh cả hai chân
Tập họp,tan hàng tuần sự phân công
Đều răm rắp bên “ông anh”huynh trưởng
Tuần huấn nhục đầu tiên liền đến
Chậm tay chân ắt hẳn “khốn đời “
Đêm dã chiến ôi thôi tơi tả !
Nhưng vẫn lì đếch ngán chi ai
Ông” phạt tôi, ông cũng thở ra hốc hác
Cổ “ông” khàn vì thúc giục hét la

***
Chuồn qua Câu lạc bộ phải “canh me” huynh trưởng
Nếu không …e lãnh đủ một trăm
Hít đất,nhảy xổm,thụt dầu …
Cho “em “ bền sức mà ra bãi tập


***
Anh với tôi cùng ra trường Đồng Đế
Cũng cơm nhà bàn , cũng bãi tập lai rai
Cũng mồ hôi,cũng bãi tập “dài dài”
Cùng bền chí,bền gan,bền sức


***
Bởi nhu cầu quân số gia tăng
Hầu đáp ứng chương trình ViệtNam hoá
Danh lính thủy học chiến trường đánh bộ
Phải LưuĐày “lên núi để luyện tu “
Ngày về phép dăm ba thằng dạo phố
Khắc kèm tên thêm hai chữ LĐ ( LưuĐày)
LưuĐày 1,rồi 2,3,4,5 …
Tiếp nối nhau chào sân Vũ Đình Trường

***
Anh với tôi cùng chung chí hướng
Mộng hải hồ cùng chọn lính Hải Quân
Bất phùng thời nên phải chịu LưuĐày
Đồng Đế,Thủ Đức thao trường luyện tập
Cùng di hành ra bãi tập đó đây
Kỷ thuật tác chiến,mọi đội hình di chuyển
Hàng ngang,hang dọc,quả trám …
Nơi bãi bắn ba viên nạp đạn
Đủ mọi thế … nằm ,quỳ đến đứng
Cùng xiếc cò thẳng nhắm mục tiêu
Đoạn đường chiến binh,vượt sông, tuột núi
Tác chiến trong thành phố
Hành quân trực thăng vận
Thêm chiến thuật hành quân tùng thiết (Phối hợp bộ binh &
Thiết giáp )
Đều am tường rành rọt “ sáu câu “
Đi địa hình đến đích …”gánh sương sâm “
Cùng giải khát lúc khí trời oi bức


***
Có những chiều cùng ngã lưng trên thảm cỏ
Chờ ngắm sao khi bóng tối phủ đầy
Hạnh phúc nào bằng …sau một ngày “lội bãi”
Anh với tôi muốn mệt nhủn cả người
Chùm Đại Hùng sao Bắc đẩu sáng soi
Như dẫn lối soi đường người lính chiến
Giờ học Thiên văn sao thoải mái lạ thường
Đêm dịu mát sau một ngày rực nắng

***
Có những đêm hụ còi pháo kích
Anh cùng tôi nhảy núp giao thông hào
Cùng nghe nổ xé vang rền một góc
Có những đêm cùng trực tuyến A,B,C,D
Ôi ! Thoải mái sau bao ngày “tơi tả “
Cùng thả lạng đến gánh chè,gánh trứng ( vịt lộn )
Dẫu bình thường nhưng sao thú vị thay !
Bao kỷ niệm chúng minh cùng có
Lính LưuĐày rồi cũng chấp nhận thôi !!


***
Anh với tôi cùng ra khu Tiếp tân
Né” huynh trưởng không xong …cùng hít đất
Gặp thân nhân cùng hổn hển thở ra
Cùng cố gượng làm ra mặt tĩnh
Để em thăm… trông anh bảnh ,anh … hùng
Để em càng yêu kính,phục anh hơn
Ngày về phép (em) dành cho anh tất cả
Cho anh thương “ mí chỉ cà tha “

***
Trương Đại lễ phục cho ngày mãn khóa
Vũ Đình Trường trong nến đuốc uy nghiêm
Trong nghi lễ mình cùng quỳ,cùng đứng
Cùng cất cao lời thề “ Vị quốc vong thân “
Cùng hô to khẩu hiệu thật oai hùng
Cùng hỉ hả vui mừng ngày mãn khoá
Cùng hò reo,cùng tung nón hân hoan


***
Rồi mai đây khắp các vùng chiến thuật
Anh với tôi cùng chung sức chung lòng
Vì Tự do,vì no ấm nhân sinh
Cư an tư nguy” cùng tâm niệm nằm lòng
Nguyền tâm chí vun bồi cho Tổ Quốc

***
20 Tháng 7 mang “ba lô “ về tân đáo
Đơn vị đầu của lính mới ra trường
Không “ gốc gác” anh cùng tôi về Thủy bộ
Sống kiêu hùng đời lính thủy trên sông
Lính Giang đoàn khắp sông nước miền Nam
Thủy bộ,Tuần thám.xung phong,ngăn chận,trục vớt ,
người nhái ,rà mìn
Phủ rải đều khắp sông rạch đó đây
Khiến giặc Cộng phải bao phen khiếp vía
Khi vò vè chuyển vũ khí qua sông
Dập mí chỉ tả tơi tàn manh giáp “
Hải Quân Giang đoàn làm chủ khắp mặt sông
Ngày đêm luôn nghiêm nhặt canh phòng
Họ”chỉ chực lăm le phá rối
Nhưng hẳn rồi cũng bị dập tan


***
Anh với tôi về Duyên đoàn cận biển
Ya bô cây “ cũng chiến đấu oai hùng
Một lần “họ “ công đồn hậu cứ
Anh cùng tôi sát cánh bên nhau
Đem chiến thuật thủy binh đánh bộ
Cùng anh em “dập tắt “đợt công thành
Khiến giặc Cộng tan tành vỡ mộng
Duyên đoàn 35 một thời oanh liệt
HảiQuân LưuĐày từng anh dũng lập công

***
20 Tháng 7 …
Xách quân trang ta cùng về đơn vị
Đơn vị đầu của đời lính LưuĐày
Gốc kỷ thuật được bổ xung ngành tiếp vận
Đơn vị bờ “ Căn cứ tiếp vận Đồng Tâm “
Cơ sở tiếp vận chờ bàn giao từ quân đội Mỹ
Vào thời kỳ ViệtNam hoá chiến tranh
Ngày 4 buổi sáng ,trưa,chiều,tối
Ngoài cơm nhà ăn ,có gạo sấy với lương khô
Quan tiếp liệu mang về phòng “xì xụp “
Mãi bắt quen nên mỗi tối đăm ghiền
Đây kỷ niệm chúng mình cùng có
Lê Chí Nguyện.Nguyễn văn Khang,BĐLy,TTNghiệp
Đàm văn Hoà,Phan Thế Luật,Nguyễn Lê Hinh
Dương minh Châu,Vũ văn Phương,Nguyễn quốc Tuấn
Đào văn Lô,Nguyễn ngọc Bê,thêm chàng “ Petit “
Vóc nhỏ thó trẻ măng như “quan sửa “
Petit” đà được gọi biệt danh
Petit “mà lại là niên trưởng đàn anh ( K.19 )
Trẻ ham vui nên “hạp jeux “ nhóm LưuĐày( tân đáo)
Lê văn Quá quả đích danh là hắn


***
Buổi giao thời ViệtNam hoá chiến tranh
Vật tư Mỹ …tính khoản tiền viện trợ
Honda nhà ,xăng đơn vị …xả “líp lơ “
Không trực gác liền “dzọt “ ra chợ Mỹ(Tho)
Lạng mấy vòng xin xỉn …đoạn càfé
Quán A Lục,Hoài Vĩnh Phúc dọc phía đường Trưng Trắc
Nhắm nháp sương sương mỗi đứa mấy chai
Kem Chiều Tím,Mây Chiều bia ôm …”giải khát”
Ôi ! Túy lúy bên các em chiêu đãi
Hoặc thả hồn theo khói thuốc bốc cao
Cùng chuyện vãng bên cốc càfé ngọt đắng
Để quên đi bao nỗi nhọc nhằn
Tìm thoải mái với một hôm ra phố


***
Ngà ngà xưng xửng”cùng lần về khách sạn
Hotel Trưng Trắc,Minh Cảnh,Lạc Hồng,Hồng Phúc
Thoải mái qua đêm …
Miết” lưng eo qua bao cơn “ cụp lạc”
Suốt thâu đêm đến “mút chỉ cà tha “
Ôi ! Bao “xí quách” đà tuông ra hết
Phải về “Chùa tu luyện charge” thêm
Sáng sớm dậy vội về cho kịp lúc
Giờ điểm danh công tác phân chia
Những ngày tới qua phiên trực gác
Nếu còn “xung” ắt hẳn “dzọt”mau
Lông nhông ra phố vui chơi là chuyện nhỏ
Du hí thăm em riết cũng ghiền
Quan trẻ độc thân vào thời ViệtNam hoá
Cứ thế vui chơi cho quên bỏ sự đời


***
Đơn vị trưởng lại “canh me” khá kỷ
Phát hiện ngay những quan “lặn” trực phiên
Hoặc bê bối bỏ bê công việc
Phải bệnh ghiền bèn “lặn” thăm em
Nên phải bị “canh me dính chấu
Bị mấy ngày trọng cấm ngon ơ !

***
Khi Mỹ rút thêm VC phá rối
Pháo lai rai,ai cũng phải loay quây
Lệnh cấm trại trăm phần trăm quân số
Nên nhái Hùng Cường ơi ới than thân
Một trăm em ơi !Chiều nay một trăm phần trăm
Người yêu anh ơi ! Giờ đây lại cấm trại rồi
Làm sao ra phố thăm em nữa !
Sao cái chi chi lại giống ”Chùa “ “
Đồng Tâm Tự” là biệt danh đơn vị
Chung quanh rào,ví cao cổng gác
Nên phải đành “thúc thủ tụng kinh”
Cùng “gỏ mỏ”cầu qua “cơn sốt”
Mới có cơ xả trại rong chơi


***
Dần về sau thêm dăm ba quan nữa
Cũng quan LưuĐày tân đáo về đây
Nguyễn trọng Lâm,Trần zuân Hoà
Lâm hữu Phước,Nguyễn hữu Từ
Năng “ tụng niệm hẳn tròn đạo lộ”
Tiếp liệu sửa chửa cho hăng,cho giỏi
Phân trực đều cho Nội vụ xôm hơn
Xong đâu đấy cứ “bang ra “ phố
Thả “mí gaz” cho thoả chí tang bồng
Đừng cho “ xí quách” tuông ra hết
Ắt phải “hao pin” lắm nhé bạn hiền


***
Sau 2 năm lẻ cùng đăng trình tu nghiệp
Ở Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang
Khoá Đặc biệt trau giồi thêm Hải nghiệp
Nối tiếp nhau từ khoá 1 đến 5
Lại rong chơi khắp phố thị NhaTrang
Dăm ba đứa họp thành tùng nhóm
Ngày cuối tuần dạo khắp đó đây
Bãi tắm Nha Trang chói chang nắng cát
Sáng cuối tuần hội đủ đông vui
Trầm nước mát, lội bơi thoải mái
Tắm nắng nhìn “trình diển Bikini”
Đành “rửa mắt”sau một tuần “đèn sách”
Uống nước dừa ngồi hóng gió biển khơi
Hoặc nhắm nháp với ly bia bọt đắng
Dựa ghế bố cùng dăm ba thằng bạn hữu
Cùng thả nhìn từng bóng dáng yêu kiều
Đoạn thả lạng vòng sang khu Phước Hải
Xả chút gaz” cho thoải mái yêu đời
Có những lúc lang thang về Cầu Đá
Hoặc tà tà lên Hải Học Viện Nha Trang
Hay phóng ra xa tận mãi Ba Ngòi
Tìm “đốp hít” cái chi chi mình thích
Qua cầu Xóm Mống thăm Tháp Chàm xưa cổ
Xin quẻ xâm ngồi nghe kể sự tình
Tình LưuĐày chỉ ngần ấy vậy thôi !
Chi tình tự lăng nhăng nào khác nữa
Hay đưa em thăm tượng Phật Thích Ca
Thầm cầu nguyện cho chuyện tình hai đứa

***
Đang trong khoá cùng “rửa lon” thăng cấp
Lại ì xèo nhậu nhẹt cũng sương suơng
Cùng chia sẻ niềm vui thêm “bệt nhỏ”
Thay “Omega” củ kỷ đã mốc meo
Omega “thêm “bệt nhỏ”sao chói chang le lói
Quả đúng là “lon” mới rửa hôm qua

***
Rồi mãn khoá cùng đỗ về tàu biển
Tước bỏ CB (Chiến binh) từ ThủĐức theo về
Tên giờ kèm cấp bậc với HQ
Rõ đích thực đúng quan hai tàu biển
Ôi ! Lính thủy LưuĐày đà “lột xác”
Dù “lột xác”vẫn tự hào “dân lưu lạc”
Thuở LĐ được ta khắc kèm tên
Quan LưuĐày quả đa năng , đa hiệu
Trên biển,trong sông,tiếp vận đơn vị bờ
Hải Quân LưuĐày đều đảm trách ngon ơ


***
Ấy thời chuyện nước,chuyện non
Chuyện đại sự đâu vào tay “quan nhí”
Cả quan to cũng chẳng rõ “mô tê “
Bởi thế cuộc chung toàn Thế giới
Trên bàn cờ quốc tế đã phân chia
Từ Hiệp Định Paris đến họp Midway về
Tông Tông Thiệu hẳn “bấn lo xúc xích”


***


Không tôn trọng “họ” xua quân cưỡng chiếm
Mỹ bỏ rồi ta ở thế “hỏng chân”
Bởi ngây ngô quá tin vào thế Mỹ
Đất nước đắm chìm trong tăm tối tháng Tư
Hàng lớp người như sóng triều di tản
Chẳng đặng đừng cùng bỏ nước ra đi !
Ra đi là “phiếu” chọn Tự do hay Cộng sản
Chấp nhận đời tị nạn tha phương
Đời tị nạn LưuĐày thêm lần nữa
Kiếp LưuĐày rồi cũng chấp nhận thôi !!

***
Cuối tháng Tư Hạm Đội ta di tản
Lần cuối cùng Hải Đội ra khơi
Ôi ! Buồn thay cho đoàn tàu phải bỏ nước
Phải hạ cờ,sơn phết lấp số tên
Tủi nhục thay ! Cũng phải đành cam chịu
Chấp nhận đời lưu lạc tạm xứ người


***


Rồi thời thế xoay vần theo năm tháng
Sống lạc loài khắp miền đất tạm dung
Cùng tìm nhau nối kết tình bằng hữu
Chia sẻ vui buồn cuộc sống xứ người
Năm 89 trong một lần họp bạn
Cùng xướng lên đăng ký Hội LưuĐày
Trong chủ đích “tương thân tương ái “
Hội Ái Hữu Cựu SQHQ/Các Khoá LưuĐày & Thân hữu
Được hình thành, họp mặt mỗi 2 năm
Và cứ thế !
Qui tụ dần bạn bè thân quen củ
Cứ mỗi lần Hội ngộ lại đông vui
Ôi ! Cười nói vui như pháo Tết
Lại nổ dòn trong ngôn ngữ “nhà binh”
Tóc bạc da nhăn vẫn “ Mày tao mi tớ “
Cùng nâng ly “ chén thù .chén tạc”
Cùng hàn huyên những kỷ niệm LưuĐày
Huynh đệ chi binh”thắm tình bằng hữu
Tình tự LưuĐày…tức khắc cảm thông
Nối kết nhau trong tình xưa nghĩa củ
Tình LưuĐày luôn gắn bó keo sơn


***
LưuĐày ! LưuĐày ! Lại LưuĐày
Là tinh thần,là danh gọi chúng ta
Bởi thế cuộc chung toàn Thế giới
Trên “bàn cờ quốc tế” đã phân chia
Nên thời thế thế thời phải thế !
Bỏ mũ áo cam kiếp đời tị nạn
Sống tha phương tị nạn xứ người
Phần số ta trong 12 con giáp
Ai cũng “cày” để kiếm lấy cơm
Bởi số kiếp LưuĐày là phải thế !
Có còn chi đâu nữa để bận tâm
Kiếp LưuĐày ta như chấp nhận rồi
Dù chẳng muốn cũng không cưỡng được


***
Hảy đến với nhau trong tình xưa củ
Của một thời chinh chiến vừa qua
Mấy mươi năm qua … ta như đã thấy già
Dù là thế vẫn tuổi “tri thiên mệnh”
Hội ngộ nhau đây vui mừng không kể xiếc !
Tay bắt mặt mừng trong lưu lạc xứ người
Hồi tưởng lại cuộc đời binh nghiệp
Từ cái thời nhập trại Bạch Đằng 2
Những kỷ niệm nơi quân trường ”lính bộ”
Hải Quân LưuĐày” danh gọi kể từ đây !
Mang mặc cảm bị “đem con bỏ chợ “
Chẳng đặng đừng cũng đành chấp nhận thôi !


***
Gặp lại bạn hằng bao năm xa cách
Khi ra trường đến lúc phải bỏ nước ra đi
Người ở lại bị tập trung tù cải tạo
Tóc bạc da nhăn bởi đày ải khổ sai
Giờ nhìn lại có người đà “lên chức”
Nay đã là Nội,Ngoại các “ nhóc tì ‘
Cũng có người xuôi kết bạn thông gia
Cho hai trẻ “ Sắc cầm hảo hợp “
Cho thắm thêm tình nghĩa bạn LưuĐày


***
Ôi ! Gặp lại mừng vui không kể xiếc
Tay bắt mặt mừng vui kể chuyện ngày xưa
Cùng nâng lên “ nốc “ cạn ly đầy
Ta lại rót cho đầy ly cạn
Cùng nổ dòn với ngôn ngữ “nhà binh”
Mày tao mi tớ “nghe thân lạ !
Nhớ lại thời huấn nhục ở quân trường
Ra đơn vị cùng có nhiều kỷ niệm
Tình LưuĐày vẫn luôn mãi trong ta


***
Hội ngộ nhau đây vui chuyện củ
Trong thâm tình bằng hữu ngày xưa
Nối kết nhau qua tình nghĩa LưuĐày
Cùng hồi tưởng cuộc đời binh nghiệp
Nhớ những lúc cùng “kình ngư” nhảy sóng
Cũng lắm khi nhàn hạ thảnh thơi
Biển Thái Bình lắm khi lặng sóng
Gió mát trăng thanh chuyến hải hành
Bao kỷ niệm một thời Hải nghiệp
Kể nhau nghe cho thoả sự tình


***
Bạn Hạm đội,Hải đội hay Giang - Duyên đoàn
Hay giữ chân quan tiếp liệu thảnh thơi
Luôn thoải mái an nhàn nơi thành thị
Bạn người Nhái khôngcần bình hơi lặn (?? )
Hoặc Hải kích sống oai,sống dũng
Oh ! Bạn kia thuộc ngành TLC( Tâm lý chiến)
Talk có duyên nên luôn số đào hoa
Lại “beau trai ”nên em nào cũng liếc
Bạn kia nữa trong ngành Tổng quản trị
Đáo thăng quan,sao Quyết định ắt tìm anh
Bạn đảm trách chuyên ngành Tài chánh
Lo sổ lương cho hàng vạn quân nhân
Còn …còn nữa còn nhiều bạn khác
Về đông vui ngày Hội ngộ LưuĐày “

***
Xa biền biệt quê Cha đất Tổ
Á, Âu, Úc Mỹ đều Hội ngộ về đây
Với vòng tay nối kết bạn LưuĐày
Vẫn luôn mãi thắm tình bằng hữu
Vẫn tìm về trong mỗi độ Hè sang
Cùng nâng ly “chén thù ,chén tạc”
Cùng tâm tình với bao kỷ niệm ngày xưa
Cùng nâng uống cho say ,cho xỉn
Để quên đi bao kiếp đời lưu lạc
Để xoá tan đi bao nỗi nhục nhằn
Mang hoài bảo truyền trao con cháu
Cho ngày sau nước Việt … thực Dân chủ & Tự do
Huynh đệ chi binh”là cái chi chi ấy !
Tình LưuĐày cũng chỉ thế mà thôi !


***
Dành giây phút cho bạn bè nằm xuống
Thế là xong kiếp trả nợ trần ai !
Ta còn đây vẫn kiếp đời lưu lạc
Mãi cứ xoay vần nơi vùng đất tạm dung


***
Bao kỷ niệm chúng ta cùng có
Hảy kể ra cùng chia xẻ vui buồn
Lính LưuĐày mình đã chấp nhận rồi
Còn ngại gì vẫn chưa cầm bút
Ghi ra đây bao kỷ niệm bên đời
Để cùng đọc “cho say,cho xỉn “
Để cùng cười với bao kỷ niệm xa xưa


***
Và nhớ nhé bạn LưuĐày đây đó
Ta hẹn cùng về Hội ngộ Houston
25 Tháng 5 -2007
Ta cùng về dự Hội tại Houston

March 2007
LĐ/Trần thành Nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tiểu Sử Lưu Đày

SĨ QUAN ĐẶC BIỆT HẢI QUÂN NHA TRANG
Đầu năm 1972 Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang {TTHL/HQ/NT] bắt đầu khai giảng khóa 1 Đặc Biệt Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Khóa 1 Đặc Biệt được đặt tên là khoá Thủy Tinh (Mercury), khoá 2 Đặc Biệt là khoá KimTinh (Venus), khóa 3 Đặc Biệt là Hỏa Tinh (Mars), khóa 4 là khoá Mộc Tinh (Jupiter) và khoá 5 là khóa cuối được đặt tên là khóa Thổ Tinh (Saturn). Các khóa Đặc Biệt này nhằm mục đích bổ túc Hải Nghiệp cho các sĩ quan Hải quân chưa thụ huấn qua một khóa hải nghiệp nào trong hoặc ngoài nước.Những sĩ quan hải quân chưa học hải nghiệp được gọi là Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh (Chiến Binh viết tắt lá CB). Các khóa Đặc Biệt này gồm nhiều thành phần sĩ quan xuất thân khác nhau. Nhưng đa số khóa sinh là những cựu sinh viên sĩ quan Hải Quân đã tốt nghiệp căn bản Sĩ Quan Lục quân. Theo học các khoá Đặc Biệt này còn có một số sĩ quan khóa 22B, 23 và 24 Sĩ Quan Hiện Dịch của trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt được chuyển sang Hải Quân và các sĩ quan trừ bị Thủ Đức được Bộ tư Lệnh Hải Quân tuyển mộ. Ngoài ra có một số ít khóa sinh từng là những sĩ quan hải quân đã phục vụ lâu năm trong Hải quân. Khóa 1 Đặc Biệt còn có 2 Sĩ quan Biên tập viên cải ngạch sang Giang Cảnh và khóa 2 Đặc Biệt có 2 Sĩ quan cấp Úy (một Đại Úy và một Thiếu Úy)của Quân Vận theo học.

SĨ QUAN ĐẶC BIỆT HẢI QUÂN NHA TRANG XUẤT THÂN TỪ HẢI QUÂN
Các Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt gốc Hải Quân chính là những Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân thuộc tài nguyên khóa 21 và 22 SQHQ được BTL/HQ tuyển mộ vào năm 1969. Quá trình quân ngũ của những sĩ quan gốc Hải quân đă trải qua 4 giai đoạn huấn luyện và phục vụ như sau:

  1. Giai đoạn 1 : dự tuyển vào Hải Quân và được gởi thụ huấn Căn Bản Quân Sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung [TTHL/Quang Trung] (3 tháng). Điều kiện được tuyển mộ cũng như các SVSQ Hải quân của các khóa khác: có sức khoẻ và trình độ văn hóa từ Tú Tài Toàn Phần( Tú Tài II) ban Toán (ban B) hay Tú Tài II Kỷ Thuật trở lên.
  2. Giai đoạn 2 : thụ huấn Kỷ Thuật Tác Chiến Bộ Binh và Lảnh Đạo Chỉ Huy tại các trường huấn luyện Sĩ Quan Bộ Binh như Thủ Đức và Đồng Đế ( thời gian 6 tháng). Sau khi tốt nghiệp trở về hải quân được mang cấp bậc HQ.Chuẩn Úy CB ( Chiến Binh).
  3. Giai đoạn 3 : sau khi tốt nghiệp giai đoạn 2 kể trên các tân sĩ quan được BTL/HQ bổ sung về các đơn vị bờ, các trung tâm huấn luyện, căn cứ, duyên đoàn và những đơn vị tác chiến sông ngòi ( thời gian phục vụ trên dưới 2 năm ).
  4. Giai đoạn 4 : bổ túc Hải Nghiệp tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang (6 tháng). Sau khi tốt nghiệp đương nhiên trở thành Sĩ Quan Hải Quân Ngành Chỉ Huy. Một đặc điểm đáng nêu lên là tất cả sĩ quan hải quân đặc biệt sau khi tốt nghiệp đều được đưa đi phục vụ các đơn vị biển như Hạm Đội và Hải Đội Duyên Phòng.
    Như vậy một Sĩ Quan Đặc Biệt Hải Quân Nha Trang có 2 văn bằng tốt nghiệp do bộ Quốc Phòng cấp:
    1. Văn Bằng Tốt Nghiệp Sĩ Quan Bộ Binh,
    2. Văn Bằng Tốt Nghiệp Sĩ Quan Hải Quân Ngành Chỉ Huy. (theo Nghị Định số 210/QP/NĐ của Bộ Quốc Phòng VNCH)

CHI TIẾT VỀ KHÓA 21 VÀ 22 SĨ QUAN HẢI QUÂN
Khởi đầu vào cuối năm 1969 BTL/HQ đã gởi một số sinh viên sĩ quan tài nguyên khóa 20,khóa21,khóa 22 SQHQ/NT đến quân trường Thủ Đức và Đồng Đế theo học khóa 6/69 Sĩ Quan Trừ bị Bộ Binh.(Trong kế hoạch hóa chiến tranh Việt Nam năm1969 BTL/HQ đã gởi trên 1.000 Sinh Viên Sĩ Quan Hải quân Nha Trang thuộc tài nguyên của các khóa 20,khóa 21,khóa 22 để đào tạo thành Sĩ Quan ở các quân trường như:Nha Trang,O.C.S,Thủ Đức , Đồng Đế để họ trở thành sĩ quan và trở về phục vụ cho Quân chủng Hải Quân). Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang chỉ thâu nhận nhưng vẫn không đủ chổ cho tài nguyên khóa 20 được vào học khóa 20 NhaTrang trong năm 1969. Nên năm 1970 BTL/HQ tiếp tục tuyển mộ sinh viên sĩ quan hải quân cho trường sĩ quan hải quân Nha Trang phải dùng lại danh xưng tài nguyên khóa 21 lần thứ 2(tài nguyên khóa 21 và khóa 22 của năm 1969 không còn nửa, đây là chi tiết kỳ lạ giải thích tại sao tài nguyên khóa 22 lại đi trước tài nguyên khóa 21) Tiếp theo cuối tháng 3 năm 1970 BTL/HQ tiếp tục gởi một số sinh viên khóa 21 SQHQ đến quân trường Thủ Đức theo học khóa 1/70 Sĩ Quan Bộ Binh . Khóa 21- 1/70 sớm rời quân trường Thủ Đức và trở về BTL/HQ vào trung tuần tháng 7 năm 1970, không phải theo học giai đoạn cuối của chương trình bộ binh.

Kế hoạch ACTOV ( Accelerated Turn Over VietNam)
Kể từ năm 1969 chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu thực thi kế hoạch này nhầm mục đích gia tăng quân số Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [QLVNCH] để có đủ khả năng tự bảo vệ miền Nam Việt Nam và quân đội VNCH sẽ từ từ thay thế quân đội đồng minh (Kế Hoạch Việt Nam Hoá Chiến Tranh). Do đó nhu cầu quân số cũng như huấn luyện từ cấp sĩ quan đến binh sĩ đă được cấp bách soạn thảo và thi hành. Kế hoạch Việt Nam Hóa áp dụng cho toàn quân binh chủng Hải Lục Không Quân trong QLVNC và giao nhiều Tuần Duyên Đĩnh -WPB ( lực lượng Coast Guard của Hoa Kỳ), Khinh Tốc Đĩnh (PCF), các Giang Đoàn, Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận cùng lúc chuyển giao nhiều chiến hạm lớn như Khu Trục Hạm (DER) và Tuần Dương Hạm (WHEC). Bởi thế số lượng sĩ quan và đoàn viên hải quân lúc bấy giờ trở nên thiếu hụt trầm trọng. Trước nhu cầu cấp bách về quân số nhất là sĩ quan chỉ huy, trưởng toán, chuyên viên kỷ thuật. BTL/HQ đã phải tuyển mộ ồ ạt Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân và đồng thời đào tạo cấp tốc một số sinh viên tân tuyển trở thành Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh trong một thời gian ngắn nhất ( không cần kiến thức về hải hành đòi hỏi về chuyên môn hải nghiệp. Cùng lúc cuộc chiến sông ngòi đang lúc dầu sôi lửa bỏng, nhu cầu sĩ quan trưởng toán giang đĩnh và sĩ quan kỷ thuật lại càng trở nên cấp bách hơn. Cho đến cuối năm 1969 Bộ Tư Lệnh Hải quân đă tuyển mộ được gần hàng nghìn khóa sinh sinh viên sĩ quan Hải Quân. Vào thời điểm này TTHL/HQ/Nha Trang có 2 khóa đang thụ huấn : khóa 19 và 20 SQHQ. Tại trung Tâm Tạm Trú Bạch Đằng II Saigon tân khóa sinh càng ngày càng ứ động. Vì thế phải có một số khóa sinh được đưa xuống tạp dịch trên các chiến hạm. BTL/HQ tiếp tục khai triển kế hoạch đào tạo cấp bách sĩ quan hải quân kịp thời cho kế hoạch Việt Nam Hóa Hải Quân . Do dó, cuối năm 1969 lần lượt nhiều đợt khóa sinh được đưa đến TTHL Quang Trung thụ huấn Căn Bản Quân Sự. Khởi đầu lên Quang Trung học căn bản quân sự là khóa 19 SQHQ, tiếp đến là khóa 20 SQHQ. Sau khóa 20 SQHQ, vào cuối năm 1969 BTL/HQ tiếp tục đưa lên Quang Trung hằng trăm khóa sinh thuộc tài nguyên khóa 22 SQHQ. Ngay sau khi mãn khóa tại Quang Trung,số sinh viên khóa 22 SQHQ này được BTL/HQ đưa thẳng lên trường Bộ Binh Thủ Đức và Đồng Đế. Đây là khóa đầu tiên mà BTL/HQ đưa SVSQ/HQ đến trường bộ binh đào tạo Sĩ Quan với số lượng trên hằng trăm sinh và bộ khóa 21 SQHQ với tổng số 530 SVSQ/HQ và TTHL/Quang Trung. Song song với việc đưa sinh viên đến các quân trường Bộ Binh để được huấn luyện căn bản quân sự và tác chiến bộ binh. BTL/HQ còn tuyển khóa sinh có trình độ khá Anh Ngữ từ tài nguyên các khóa 20, 21 và 22 SQHQ sau khi họ đã học xong giai đoạn căn bản quân sự tại Quang Trung để gởi thụ huấn Hải Nghiệp ngắn hạn (6 tháng) tại các trường Hải quân của Hoa Kỳ và Úc(Officer Candidate School) đuợc gọi tắt là Sĩ Quan Hải Quân OCS.

SINH VIÊN SĨ QUAN HẢI QUÂN ĐƯỢC GỞI ĐẾN CÁC QUÂN TRƯỜNG BỘ BINH
Đợt đầu tiên theo học khóa 6/69 Thủ Đức :Có 202 Sinh Viên Khóa 22 SQHQ, trong số này có 13 sinh viên của khóa 20 SQHQ (có 9 sinh viên còn đang theo tạp dịch trên các chiến hạm đang hoạt động ngoài vùng công tác không theo về kịp để nhập học khóa 20 SQHQ Nha Trang ). Tại trường Bô Binh Thủ Đức trong lúc di hành ra bãi tập ngang qua cầu Bến Nọc có một đại đội sinh viên bị mìm gài (DH 10) của Việt Cộng phục kích gây cho một số sinh viên khóa 6/69 này bị tử vong và bị thương. Trong số này có 1 SVSQ/HQ bị tử thương, 2 SVSQ/HQ khác bị trọng thương phải giải ngũ sớm và 1 SVSQ/HQ khác bị thương nhẹ tiếp tục học sau khi nằm bệnh xá một tuần lễ. Khóa 6/69 Thủ Đức có 2 SVSQ/HQ cho rớt vì đón xe lam về quân trường thay vì đợi xe GMC chở về , ra trường mang cấp bậc HQ.Thượng Sĩ CB, sau trở về học khóa 23 SQHQ/Nha Trang. Khóa 6/69 Đồng Đế có 50 SVSQ/HQ theo học. Đồng thời BTL/HQ cũng đă tuyển thêm 35 sĩ quan Bộ binh vừa tốt nghiệp khóa 6/69 Thủ Đức sang Hải quân ( gần phân nữa số sĩ quan Bộ binh này được về Liên Đoàn Người Nhái ). Sĩ Quan Hải Quân theo học khóa 6/69 Thủ Đức và Đồng Đế ra trường mang cấp bậc HQ.Chuẩn Úy sau sĩ quan Hải quân khóa 19 SQHQ Nha Trang 2 tháng và trước khóa 20 SQHQ Nha Trang 4 tháng. Danh xưng “Hải Quân Lưu Đày”. Danh xưng này do các sinh viên sĩ quan Hải quân như Phạm Thái Hoàng, Võ Văn Màng, Trần Hùng Cận ( tử trận vào đầu tháng 4 năm 1975 trên HQ.401 tại cửa Bồ Đề Năm Căn Cà Mâu ). Tiếp sau đó danh xưng này được truyền khẩu qua các sinh viên hải quân khác và các sinh viên khóa sau. Phần đông các SVSQ/HQ được đưa đến các quân trường Bộ binh đồng chấp nhận danh xưng này một cách dễ dàng bởi vì hầu hết sinh viên hải quân lúc bấy giờ không ai hiểu được mục đích của BTL/HQ đưa sinh viên sĩ quan hải quân đi học trường bộ binh. Cũng cần nêu lên lúc bấy giờ có sự kiện một số phụ huynh của có con em là SVSQ/HQ khiếu nại.Nhưng phần lớn thì vô tư, dễ dàng chấp nhận sự huấn luyện của BTL/HQ. Nghĩa là BTL/HQ đưa đâu học đó. Thậm chí nhiều sinh viên sớm mong rời quân trường ra đơn vị phục vụ càng sớm càng tốt.

Đợt thứ hai theo học khóa 1/70 Thủ Đức : Sau khóa 6/69, ngày 30 tháng 12 năm 1969 BTL/HQ tiếp tục đưa 530 Sinh Vięn khóa 21 SQHQ lên TTHL/Quang Trung (gồm 3 đại đội : 18C,19D và 20E ca Tiểu Đoàn Trương Tấn Bửu,Liên Đoàn B). Sau khi mãn khóa căn bản tại Quang Trung,tài nguyên khóa 21 SQHQ có 86 sinh viên trở về BTL/HQ học bổ túc Anh Ngữ chuẩn bị du học Sĩ Quan OCS tại Hoa Kỳ và 268 sinh viên được đưa ra TTHL/HQ/Nha Trang để thụ huấn khoá 21 SQHQ/Nha Trang ( Khóa Đệ Nhị Nhân Mă ). Còn lại 176 sinh viên được gởi theo học khóa 1/70 Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức. Mặc dù BTL/HQ đã tuyển mộ sinh viên sĩ quan Hải quân ồ ạt và đồng thời lấy thêm sĩ quan vừa tốt nghiệp từ Thủ Đức và Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt sang hải quân nhưng nhu cầu sĩ quan hải quân vẫn chưa đủ. BTL/HQ phải gởi tiếp một số tân khóa sinh còn đang tạm trú tại TT/Tạm Trú Bạch Đằng II lần lượt đến các khóa 2/70, 3/70 và 4/70 Thủ Đức nhưng với quân số ít hơn khóa 6/69 và khoá 1/70.

SĨ QUAN HẢI QUÂN CHIẾN BINH
Các sĩ quan Hải quân sau khi tốt nghiệp từ các quân trường Bộ Binh trở về Hải Quân mang cấp bậc HQ.Chuẩn Úy Chiến Binh ( viết tt HQ.Chuẩn Úy CB ) và được điều động đến phục vụ các đơn vị không cần kiến thức hải nghiệp như: Bộ T Lnh Hải Quân, Bộ Tư Lệnh Hải Quân các Vùng,Căn Cứ, Duyên Đoàn, Hải Quân Công Xưởng, các đơn vị Yểm Trợ Tiếp Vận như Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Sửa Chữa, Tiền Doanh hay Tiền Phương Yểm Trợ vŕ đông nhất lá các đơn vị Tác Chiến trong sông. Riêng khóa 22 SQHQ học khóa 6/69 Thủ Đức có đến 96 Sĩ Quan Hải Quân xuất thân từ các trường Kỷ Thuật tại SaiGon (Cao Thắng), Vĩnh Long, Đà Nẳng, Qui Nhơn v.v...cho nên những tân sĩ quan Hải quân này được trực tiếp thuyên chuyển về những đơn vị Yểm Trợ Tiếp Vận Sửa Chữa. Tuy nhiên các Giang Đoàn Thủy Bộ, Tuần Thám, Ngăn Chận, Trục Lôi, Hộ Tống, Tác Chiến Điện Tử, Xung Kích Hải Quân, Duyên Đoàn và Liên Đội Người Nhái nói chung là những đơn vị tác chiến lúc đó có Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh tân đáo đông nhất vào đầu thập niên 1970. Đặc biệt sĩ quan hải quân Chiến Binh rất nhiều người có Cử Nhân hoặc sắp xong Đại Học Khoa Học,Văn Khoa, Luật Khoa cho nên sau khi tốt nghiệp Sĩ Quan Bộ Binh nhiều HQ.Chuẩn Úy CB được bổ nhiệm về các Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân SaiGon, Nha Trang và Cam Ranh làm Sĩ Quan Cán Bộ như Nguyễn Kim Sa, Bùi Thọ Xung, Phạm Viết Khiết, Giang Hữu Tuyên, Nguyễn Hữu Lễ, Đổ Ngọc Thành v.v.....[tất cả có 11 Sĩ Quan Hải Quân trong số 176 Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh khóa 1/70 Thủ Đứ c( tài nguyên khóa 21 SQHQ) chưa kể các khóa khác]. Có nhiều sĩ quan Chiến Binh bấy giờ được bổ đi học các ngành đặc biệt như An Ninh, Tình Báo, Không Ảnh, Chiến Tranh Chính Trị, Tiếp Liệu, Truyền Tin v.v...Đồng thời cũng có nhiều sĩ quan Hải Quân Chiến Binh trở về BTL/HQ tái dự tuyển Anh Ngữ để đi học OCS ( U/ O ) và Sĩ Quan Người Nhái Hoa Kỳ. Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh xuất thân từ Hải Quân, Thủ Đức, Đồng Đế, Vő Bị Quốc Gia Đà Lạt chẳng những là một lực lượng quang trọng mà cũng là trái độn cần thiết cho giai đoạn khởi đầu kế hoạch bành trướng Hải Quân VNCH ( 1969-1972) lúc bấy giờ. Họ còn là đội ngũ sĩ quan trẻ sớm được tung ra chiến trường trong giai đoạn khốc liệt nhất. Với khả năng lănh đạo chỉ huy và kiến thức quân sự được đào tạo tại các quân trường Bộ Binh cùng với vốn liếng văn hóa cũng như chuyên môn kỷ thuật sãn có , các sĩ quan hải quân Chiến Binh đă mang vào ứng dụng rất có hiệu qủa qua các công tác điều hành tiếp vận, sửa chữa, cũng cố , tái tạo các công sự chiến đấu, phòng thủ, hành quân hỗn hợp với các đơn vị bộ binh, trưởng toán các giang đĩnh chỉ huy ngăn chận ,tấn công, xung kích, hải kích, thám sát, truy lůng, đột kích địch quân tręn khắp hang cůng sông rạch miền Nam và biên giới Việt Miên. Trước chiến trường khốc liệt lúc bấy giờ, thật sự nhờ vào khả năng lãnh đạo chỉ huy và kỷ thuật tác chiến bộ binh lãnh nhận được từ các quân trường bộ binh mà các sĩ quan hải quân chiến binh đã tránh được những tổn thất lớn trên chiến trường và đồng thời tạo được nhiều thành tích chiến thắng vẽ vang. Coi như kế hoạch của BTL/HQ đưa SVSQ/HQ đi học trường bộ binh đă thành công trên 2 mặt : đáp ứng được nhu cầu tăng quân số và đồng thời huấn luyện được một đội ngũ sĩ quan hải quân có khả năng chiến đấu thích ứng với chiến trường sông rạch lúc bấy giờ. Sĩ quan hải quân Chiến Binh đă đóng góp không nhỏ trọng trách trấn đăo giử sông trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến sông ngòi mà họ đă góp phần gánh vác ngay từ phút đầu. Nhiều sĩ quan hải quân Chiến Binh từng là trưởng toán các giang đĩnh đă tạo nên những chiến tích oanh liệt và cũng không thiếu những chàng trai trẻ dâng cả tuổi trẻ đầy kiêu hùng đi xây mộng hải hồ ; nhưng tiếc thay ! chưa một ngày trên sóng biển trùng dương đã vội vã gục ngã trên những dòng sông, trong kinh rạch hay hải đảo xa xôi như HQ.Trung Úy Người Nhái Nguyễn Văn Toàn (trận Đồng Tâm), HQ.Chuẩn Úy / CB. Kha Tư Quốc ( Duyên Đoàn 16), HQ.Trung Úy/ CB LêThanh Xuân ( trận Mộc Hóa ), HQ.Chuẩn Úy/ CB. Huỳnh Hữu Phước(GĐ.72 Thủy Bộ), HQ.Trung Úy Hải Kích Lê Văn Đơn ( trên đảo Hoàng Sa trong trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa 1974 ) và còn nhiều sĩ quan hải quân Chiến Binh khác nữa đă sớm hy sinh một phần cơ thể hay yên nghĩ vĩnh viễn trong lòng đất mẹ đă tiếp nối nhau tô điểm lẫm liệt thêm cho trang chiến sử của Hải Quân VNCH.

CÁC KHÓA ĐẶC BIỆT SĨ QUAN HẢI QUÂN NHA TRANG
Những sĩ quan hải quân Chiến Binh đă một thời ngang dọc trên khắp chiến trường sông rạch miền Nam với những kình ngư dậy sóng, với những trận đánh kinh hồn hay ngày đêm xuất kích, săn lùng địch quân tận nơi đầm lầy nước độc hoặc dọc ngang bięn giới hay tr6n các chiến đĩnh của Duyên Đoàn tuần kích dọc bờ duyên hải...Phần đông họ trở về quân trường Nha Trang từ các đơn vị tác chiến đó ( vì vậy khóa 1 Đặc Biệt SQHQ/NT còn có tên gọi là khóa Thiên Lôi ). Khác với sinh viên sĩ quan Hải Quân các khóa thường niên tại TTHL/HQ/Nha Trang, phần đông sinh viên các khóa Đặc Biệt trước khi về quân trường Nha Trang đă từng trải qua đoạn đường chiến binh dày dạn tại một số đơn vị bờ, căn cứ hay các đơn vị tác chiến sông ngòi. Nhiều sĩ quan hải quân Đặc Biệt với đoạn đường chiến binh đă sớm nếm mùi biển mặn cùng với bộ quân phục đă đậm màu nước biển qua nhiều năm dã trấn đóng tại những hải đảo xa xôi hay lăn lóc ngoŕi biển khơi từ các đơn vị hải quân thuộc các Vùng Duyên Hải trước khi trỏ về quân trường Nha Trang. Có lẽ đă trải qua đoạn đường chiến binh, cho nên tất cả Sĩ Quan Hải Quân các Khóa Đặc Biệt khi măn khóa Hải Nghiệp Nha Trang đều được thuyên chuyển về đơn vị đi biển như Hạm Đội vŕ Hải Đội Duyên Phòng. Kể từ đó trên mỗi chiến hạm có sĩ quan hải quân Đặc Biệt phục vụ. Rięng các sĩ quan hải quân Đặc Biệt tân đáo về các Hải Đội Duyên Phòng, họ lại tiếp tục được gởi đi tu nghiệp khóa Thuyền Trưởng Tuần Duyęn Đĩnh (WPB) và Khinh Tốc Đĩnh (PCF) tại TTHL/HQ/Cam Ranh ( có 4 khóa Thuyền Trưởng Hải Đội Duyên Phòng với thời gian là 2 tháng rưỡi cho mỗi khóa học). Các khóa thuyền trưởng này nhằm đào tạo Chức Năng Thuyền Trưởng và sãn sàng ứng dụng cho chiến thuật dùng các chiến đĩnh trải dài trên mặt biển làm mục tiêu gỉa chống hỏa tiển "hải hải"(Surface to surface) từ các chiến đĩnh Komar của Liên Sô trang bị cho Cộng sản Bắc Việt dự định tràn xuống vùng biển miền Nam Việt Nam ( chiến thuật này được tiết lộ đến khóa 4 Thuyền Trưởng năm 1973. Chiến thuật nầy có ghi trong bài "Tường thuật trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa trong đoạn " Lý Do tại sao tôi có mặt tại Hoàng Sa " của HQ. Đại Tá Hà Văn Ngạc ). Bộ Tư Lệnh Hải Quân đă bổ sung rất đông sĩ quan hải quân Đặc Biệt với khoảng trên dưới 30 sĩ quan của mỗi khóa về mỗi Hải Đội Duyên Phòng. Vì vậy kể từ năm 1972 cho đến giờ phút cuối của cuộc di tản Hạm Đội Hải Quân VNCH đêm 29/4/1975 hầu hết các Thuyền Trưởng của 5 Hải Đội Duyên Phòng đều do Sĩ Quan Hải Quân các khoá Đặc Biệt tiếp nhau đảm nhận trọng trách tuần duyên bảo vệ suốt chiều dài duyên hải mền Nam Việt Nam. Có một số sĩ quan hải quân Đặc Biệt sau khi rời tầu biển được BTL/HQ sớm gởi đi học Tham Mưu Trung Cấp ( HQ.Trung Úy Vĩnh Nam, Nguyễn Văn Khang, Phạm Viết Khiết v.v...), Kỷ Sư Phú Thọ (HQ.Trung Úy Dương Minh Châu, Lę Chí Hân, Chương Đệ, Lưu Tiến...) và Đại Học Chíến Tranh Chính Trị Đŕ Lạt ( HQ.Trung Uý Hà Văn Vinh..) Nhìn chung sĩ quan hải quân Đặc Biệt có một quá trình được huấn luyện và phục vụ đồng nhất vừa có kinh nghiệm phục vụ đơn vị bờ, kinh nghiệm tác chiến tręn đất liền cũng như trên sông rạch và đồng thời họ cũng là những " đứa con của biển ". Rời sông ra biển, từ biển lại về sông. Sĩ quan hải quân đặc biệt gắn liền với sông và biển là vậy.

Vài thành tích về khả năng và lãnh đạo chỉ huy của sĩ quan các khóa Hải Quân Đặc Biệt: HQ.Đại Úy Trần Minh Chánh, khóa 24 Vő Bị Quốc Gia được chuyển sang Hải Quân, tốt nghiệp á khoa khóa 1 Đặc Biệt SQHQ/NT đă sớm đảm nhận chức vụ Hạm Trưởng Tuần Duyęn Hạm HQ.601. Nhiều sĩ quan hải quân Đặc Biệt vừa là sĩ quan ngành Chỉ Huy lại có khả năng Cơ Khí ( xuất thân học sinh, sinh vięn Kỷ Thuật ) như:

  • HQ.Trung Úy Bùi Đức Ly (Tài nguyên SQHQ/K. 22-6/69 ), khóa 1Đặc Biệt SQHQ/NT vừa xử lý Hạm Phó lại kiêm Cơ Khí Trưởng Trợ Chiến Hạm HQ.231.
  • HQ.Trung Úy Nguyễn Minh Phát ( Tài nguyên SQHQ/K. 22-6/69 ) với quyền Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 35 đã tử thủ và chỉ huy nhân viên đánh bật cuộc tấn công của Việt Cộng vào Duyên Đoàn tháng 3 năm 1975 được Tư Lịnh Hải Quân Lâm Nguơn Tánh gắn huy chương ngay mặt trận.
  • HQ.Truyng Úy Phạm Quốc Nam ( Tài nguyên SQHQ/K. 21-1/70) khóa 2 Đặc Biệt SQHQ/NT- Khóa 4 Thuyền Trưởng (TTHL/HQ/ Cam Ranh ): Cựu Thuyền Trưởng Hải Đội 4 và HD 5 Duyęn Phòng, quyền Hạm Trưởng Tuần Duyên Hạm HQ.611 Trường Sa.
  • HQ.Trung Úy Nguyễn Văn Công , khóa 3 Đặc Biệt SQHQ/NT nguyên là Chỉ Huy Phó Tiền Doanh Yểm Trợ Rạch Sỏi với quyền Chỉ Huy Trưởng đă cùng với 20 Hạ Sĩ quan và đoàn viên trong ngày 30/4/1975 không buông súng đầu hàng địch theo lệnh của Dương Văn Minh mà vẫn tiếp tục chiến đấu không cho cộng quân vào tiếp thu đơn vị. Cuộc kháng cự đă hạ tại chổ một số cán binh Cộng sản. Đến khuya mồng 1 sáng rạng ngày 2 tháng 5 năm 1975 các chiến sĩ hải quân cůng HQ.Trung Úy NVCông mới chịu rút lui. Những chiến sĩ và tử sĩ trong cuộc kháng cự đó dů âm thầm và vô danh nhưng có hồn thiên sông núi chứng giám và Tổ Quốc Việt Nam ghi ơn. Máu đào của những chiến sĩ Hải Quân kiên cường và bất khuất trong cuộc kháng cự đó đă đưa vào dòng chiến sử của Hải Quân VNCH. Còn nhiều thành tích và chiến công khác của các Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt rất oanh liệt đáng ghi vào trang sử của Hải quân VNCH (sẽ được ghi lại sau). Tóm lại : Sĩ Quan Hải Quân các khóa Đặc Biệt lá một lực lượng của Bộ Tư Lệnh Hải Quân tuyển mộ,tổ chức vŕ được huấn luyện chu đáo : tất cả Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt đều có một khả năng về Quân Sự vŕ Hải Nghiệp đồng nhất. Đa Nẵng và đa hiệu vốn là gía trị và cũng là niềm tự hào của họ. Sĩ Quan Hải quân Chiến Binh và Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt cùng chung một lực lượng bởi họ vốn là một : cùng chung đoạn đường chiến binh. Là một phần trái độn quan trọng cho sự bành trướng quân chủng Hải Quân và đồng thời cũng là môt thực lực có khả năng cần thiết cho chiến trường miền Nam vào đầu thập niên 1970. Lực lượng này đã tạo nên những vết son cho quân chủng Hải Quân, đồng thời đă góp một phần nào cho trang sử oanh liệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Danh Sách Thủ Khoa của 5 Khóa Sĩ Quan Đặc Biệt Hải Quân Nha Trang:

  • Thủ Khoa khóa 1 Đặc Biệt : HQ.Thiếu Úy Phạm Viết Khiết (1/70 Thủ Đức)
  • Thủ Khoa khóa 2 Đặc Biệt : HQ.Trung Úy Nguyễn Văn Ba ( xuất thân khóa 5/69 Thủ Đức)
  • Thủ Khoa khóa 3 Đặc Biệt : HQ.Trung Úy Lương Trung Minh (1/70 Thủ Đức)
  • Thủ Khoa khóa 4 Đặc Biệt : HQ.Trung Tá Lê Phước Thiệt ( xuất thân từ Sĩ quan trừ bị Thủ Đức )
  • Thủ Khoa khóa 5 Đặc Biệt : HQ.Trung Úy Nguyễn Văn Độ (1/70 Thủ Đức)

---
Mùa Hè năm 2001
Phạm Quốc Nam và một số bạn đồng khóa đồng môn hợp biên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Kỷ Niệm Một Thời Áo Xanh KT. Cao Thắng

Kỹ thuật xưa áo xanh búa giũa
Cô cậu SàiGòn ai cũng nể oai
Ai cũng nghĩ dân áo xanh dữ thật !
Bởi …“có tiếng thực không có miếng “
Dân áo xanh Ban Toán hiền khô
Dân Chuyên nghiệp hơi …” chì “ một chút !
Thật xem ra tất cả hiền lành
Cũng mấy Em mới sinh cớ sự
Nguyễn Trường Tộ, Võ Trường Toản, Trưng Vương
Cao Thắng , Gia Long, Petrus Ký
Thảo Cầm Viên , gặp nhau như muốn “ choảng “
Vào Thống Nhất cùng xem Xổ số
Gặp là “ kênh” như muốn ..thịt của nhau
Tiếng đồn oan cho dân Kỹ thuật
Bởi “yêu em” nên “diệu võ dương oai ”
Nên hùng khí tự nhiên chổi dậy !
Có chi đâu đồn đại đến khiếp oai
Có oan không hởi ơi Ông Địa ?!

Giờ học xưởng …

Mộc Gò Hàn Cơ Điện khí Ô tô
Rèn nóng - Nguội giũa mài thật kỷ
Sao phẳng phiu, vuông góc ngon lành
Gò Chọt Lận từ tấm tole thật phẳng
Móc mí sao cho chắc khỏi bung
Hàn ráp nối làm sao cho kín
Kín không chừa khe nuớc lọt qua
Cơ Điện khí nhập môn với xe đạp
Vô mở bò, ráp đạn quay trơn
Bóp dây thắng sao cho xiết “ stop “
Chỉnh “ Dynamo “ cọ bánh phát điện đèn
Chiếc xe đạp thường ngày đi học
Học Gò Hàn nên chế thắng đạp chân
Nhích một cái là “chắc ăn như bắp “
Thắng đạp chân “ phát minh “ dân Kỹ thuật
Chưa đăng cai xin sáng chế phát minh

Kỹ nghệ hoạ vẽ cho sắc nét
Cho đủ đầy chi tiết từng phần
Ráp nối theo Kỹ thuật học tỏ phân
Ngoài chính diện, trái, phải, trên, dưói
Sao cho Thầy nhìn đến khẻ gật đầu
Nhớ ơn Thầy dạy Xuân & Long ( 1 )

Giờ học lớp ...của áo xanh Ban Toán
Có khác chi chương trinh lớp Phổ thông
Cũng Toán - Việt văn - Sử Địa thuộc lòng
Thêm Sinh ngữ 1 & 2 Anh hoặc Pháp

Năm 69 ( 1969 ) ra trường cùng nhóm
Lệnh Động viên nên phải đầu quân
Gần 40 năm xa Trường , xa Thầy - Bạn
Nay “ 6 bó “ cũng làm Thơ ra phết
Quả đa tài dân Kỷ thuật áo xanh
Xuân họp bạn hứng tình “thơ với thẩn”
“Thẩn thơ “ Thơ lại tự tuông ra

Bao năm qua bạn bè xa cách
Nay gặp nhau ôi vui thú làm sao !
Bao kỷ niệm thời xưa bừng sống lại
Thuở học trò kỹ thuật với áo xanh

Hè Seattle năm 2008
July 4th cùng hẹn gặp thăm Thầy
Nguyễn Khánh Nhuần dạy Sử Địa ngày xưa
Mừng Thọ lộc, nay đã ngoài chin chục ( 93 )
Nhớ lời Thầy pha thêm lúc giảng
Thuốc gắn môi với điếu Melia vàng
Tàn điếu này Thầy gắn tiếp điếu kia
Nhưng chẳng rít như bao người “ phê “ thuốc khác
“ Trai lớn lên vô lậu bất thành nhân “
Như câu nói “để đời sao quên được !
Lớn vướng phải càng thêm thắm thía
Nghiệm lời Thầy quả đúng như rằng
Thế mới biết “ sự đời “ là thế đó !
Quả lời Thầy quá đúng đi thôi !

Hè Seattle năm 2008
Cao Thắng áo xanh cùng hẹn gặp thăm Thầy
Thăm lại bạn bè thân hữu thân quen
Ta hẹn gặp Seattle July 4th 2008 .

Thân mến
Áo xanh CT. Trần Thành Nghiệp
Đệ Nhất 4 - Pháp văn 1969
Toronto – Canada ,June 10th 2008
( Tuần lễ của Father’s Day )


( 1 ) : Giáo sư Kỷ Nghệ Họa
- Nguyễn văn Xuân
- Nguyễn văn Long



TB: Thơ Áo Xanh cũng hay đáo để
Hồng Văn Thêm còn có Nguyễn Văn Hưu
Còn, còn nừa nhưng chưa được bìết
“ Ê- tô “ kẹp quả là quá đã !
Lại “đấp mô “ không cho xiết “Ê- tô “
Quá thâm cho Anh bạn “Hai Go”
Gặp lại Mày ắt Tao phải phạt
Cho đến khi phá bỏ cái “ mô “
Để “Ê - tô “ xiết cho tới mức .
Thế mới mong đã điếu mê tơi !
Hihihihihi !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Chào mừng quí bạn đến với "Trang Lưu Bút KT.Cao Thắng & HQ.LưuĐày"!
Trang Lưu Bút này được thành lập nhằm lưu lại những dòng tâm tình từ các đồng môn KT.Cao Thắng & HQ .LưuĐày.
Trang Lưu Bút gồm 2 phần :
  1. Phần 1 dành cho đồng môn KT.Cao Thắng
  2. Phần 2 dành cho đồng môn HQ.LưuĐày .

Mọi thành viên có thể lưu lại nơi đây những dòng tâm tư của mình qua các hình thức Văn - Thơ - Hồi ký - Phóng sự ghi nhanh ...v...v...về tập thể một thời đã có những kỷ niệm bên nhaụ,một thời tuổi trẻ cùng chung dưới mái trường Trung học Kỷ thuật Cao Thắng SàiGòn ,cùng khoác màu áo xanh kỹ thuật,cùng một thời làm lính,cùng hãnh diện tự hào dzám tự nhận là lính " LưuĐày ".

Ngoài ra,Phần 3 "Trang Lưu Bút " còn lưu giữ các links nhằm giới thiệu đến bạn hữu các bài viết,truyện ngắn giá trị cùng những bài nhạc Việt ( Tình cảm - Dân ca - Kích động - Thiếu nhi - Hài kịch và Cổ nhạc ) & Ngoại quốc Hoà tấu ,độc tấu chọn lọc ..v...v...

Chủ trương
Trần thành Nghiệp
CT.69 - HQ/LưuĐày . 1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  © Blogger template 'Isolation' by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP